Bài 1: Giới thiệu về khóa học “Vệ sinh và các điều kiện và biện pháp thực hành vệ sinh thực phẩm dành cho những người chế biến thực phẩm”
Đây là bài viết đầu tiên trong chuỗi bài về vệ sinh và các điều kiện và biện pháp thực hành vệ sinh thực phẩm. Nội dung của chuỗi bài viết chủ yếu tham khảo tài liệu khóa học của Viện Mekong.
Du
lịch nông thôn được xem là hoạt động góp phần vào phát triển bền vững khu vực
nông thôn và là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định
số 922/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025[1].
Đến
với du lịch nông thôn, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động khám phá cảnh
quan, cuộc sống, nghề truyền thống… tại khu vực nông thôn và không thể thiếu
thưởng thức ẩm thực truyền thống. Do đó, vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay được
quan tâm hàng đầu và một trong những giải pháp thực hiện nhằm phát triển du lịch
nông thôn là tổ chức các lớp tập huấn, các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng nghề
và kỹ năng mềm phục vụ du lịch, chẳng hạn như về cung cấp dịch vụ ăn uống (nấu
ăn, pha chế…).
Đây
là bài viết đầu tiên trong chuỗi bài về vệ sinh và các điều kiện và biện pháp
thực hành vệ sinh thực phẩm. Nội dung của chuỗi bài viết chủ yếu tham khảo tài
liệu khóa học của Viện Mekong[2] cùng
với các chú thích và bổ sung của tác giả[3].
Lời giới thiệu khóa học
Toàn
cầu hóa đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng nhiều loại thực phẩm hơn, dẫn đến chuỗi
thực phẩm toàn cầu ngày càng phức tạp và kéo dài hơn với nhiều tác nhân. Việc sản
xuất thực phẩm an toàn ngày càng trở nên quan trọng nhằm bảo vệ người tiêu dùng
tránh khỏi các nguy cơ bệnh tật do thực phẩm gây ra - có thể xảy ra ở các giai
đoạn khác nhau của chuỗi thực phẩm từ giai đoạn sản xuất cho đến giai đoạn tiêu
dùng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phần lớn trường hợp bệnh do thực phẩm
gây ra là do thực phẩm được chế biến không đúng cách hoặc do thiếu kỹ năng và sự
cẩn trọng cần thiết của những người chế biến thức ăn tại nhà và trong các hoạt
động kinh doanh thực phẩm. Các cơ quan y tế cần áp dụng nghiêm luật và các quy
định về thực hành vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Điều này nhằm đảm bảo rằng những
người chế biến thực phẩm tuân thủ các quy tắc và quy định bắt buộc về vệ sinh (hygiene)
và các điều kiện và biện pháp thực hành vệ sinh (sanitation)[4].
Tất
cả người tiêu dùng đều có quyền mong đợi và yêu cầu thực phẩm phải được an toàn
và chất lượng. Khi số lượng người tiêu dùng ăn bên ngoài hàng ngày càng gia tăng
(70% ở Bangkok), việc thực hành vệ sinh tốt trong hoạt động dịch vụ ăn uống sẽ
giúp giảm gánh nặng bệnh tật do thực phẩm ở Đông Nam Á - vốn dĩ đã cao thứ 3
trên thế giới theo WHO.
Thực
hiện Thực hành Vệ sinh Tốt (Good Hygiene Practices - GHP) bao gồm các thực hành
vệ sinh và các điều kiện và biện pháp thực hành vệ sinh tối thiểu dành cho người
chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo rằng thực phẩm an toàn và phù hợp cho tiêu dùng.
Các bệnh do thực phẩm gây ra có thể do nhiễm bẩn bởi thực hành không đúng cách
như môi trường không vệ sinh và các điều kiện và biện pháp thực hành vệ sinh kém
cỏi, kiểm soát quá trình chế biến thực phẩm lỏng lẻo, vận chuyển thực phẩm lẫn
lộn và không phù hợp, bảo quản không đúng cách, vệ sinh cá nhân kém và nguồn thực
phẩm không an toàn.
Khóa
đào tạo về an toàn thực phẩm này tập trung vào Thực hành Vệ sinh Tốt (GHP)
trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Khóa học này giới thiệu học viên những nguyên tắc
cơ bản về an toàn, vệ sinh và các điều kiện và biện pháp thực hành vệ sinh thực
phẩm. Khóa học cũng thảo luận các mối nguy về an toàn thực phẩm và cách thức kiểm
soát chúng một cách thỏa đáng. Khóa học GHP này đặt nền tảng để xây dựng các hệ
thống khác nhằm quản lý an toàn thực phẩm.
Khóa
đào tạo kéo dài 5 ngày cũng bao gồm việc lập kế hoạch hành động để giúp học
viên áp dụng kiến thức và kỹ năng học được vào thực tế công việc.
Nguyễn Hoàng Mỹ
Phương
Tài liệu tham khảo:
1. Thiện
Chí. (2005). Rắc rối thuật ngữ trong an
toàn thực phẩm. https://nhandan.vn/rac-roi-thuat-ngu-trong-an-toan-thuc-pham-post400625.html.
Truy xuất ngày 14/01/2023.
2. Viện
Mekong (Mekong Institute). (2021). Tài liệu
khóa tập huấn vùng – “Vệ sinh và các điều kiện và biện pháp thực hành vệ sinh
thực phẩm dành cho những người chế biến thực phẩm” (Regional Training Program –
“Food hygiene and sanitation for food handlers”).
[2] Viện Mekong (Mekong Institute -
MI) tăng cường hợp tác và hội nhập khu vực thông qua các hoạt động nâng cao
năng lực, đối thoại và vận động chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội bền vững và xóa đói giảm nghèo ở Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater
Mekong Subregion - GMS).
Được
thành lập và đại diện bởi các quốc gia Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar,
Thái Lan và Việt Nam, các chiến lược của MI phù hợp với các nguyên lý cốt lõi của
Khung chiến lược Chương trình hợp tác GMS 2030, Cộng đồng kinh tế ASEAN và
Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
[3]
Đã từng tham dự khóa học
này dưới hình thức online vào năm 2021 và chuyển ngữ tài liệu khóa học cũng như
các tài liệu tham khảo khác từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Bình luận